CHẶNG ĐƯỜNG BỨT PHÁ CHINH PHỤC GRAB CỦA HỌC VIÊN ENGINEER PRO

Trong hành trình chinh phục các vị trí tại Big Tech, mỗi ứng viên đều có sự nỗ lực và quyết tâm của riêng mình. Nhân cơ hội này, Engineer Pro sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn chặng đường của một học viên team EP đã xuất sắc vượt qua những thử thách khó khăn để nhận được cơ hội làm việc tại Grab. 

Hãy cùng Engineer Pro lắng nghe những chia sẻ sâu sắc từ bạn học viên EP trong cuộc trò chuyện dưới đây!

Bạn có thể chia sẻ với Engineer Pro đôi chút về cơ duyên nào dẫn bạn đến với Grab được không?

Học viên Engineer Pro: Mình bắt đầu hành trình này khi quyết định kết thúc công việc đang có. Lúc đó, bản thân thực sự muốn tìm một môi trường mới, nơi có thể phát triển hơn về cả cơ hội phát triển kỹ năng nghề nghiệp lẫn văn hóa công ty. Trong quá trình tìm kiếm, mình thấy Grab đang tuyển dụng vị trí phù hợp với những kỹ năng và mong muốn. Vì vậy, mình đã quyết định nộp hồ sơ và bắt đầu quá trình chuẩn bị kỹ càng cho đợt phỏng vấn này.

Khi biết mình muốn ứng tuyển vào Grab, bạn đã có những chuẩn bị như thế nào?

Học viên Engineer Pro: Sau khi quyết định ứng tuyển, mình bắt đầu bằng việc hoàn thiện CV trước tiên. Viết CV là yếu tố quan trọng đầu tiên để nhà tuyển dụng chú ý đến, nên mình đã tham gia vào các buổi livestream hướng dẫn viết và sửa CV của team Engineer Pro. Qua đó, học cách làm nổi bật kinh nghiệm và dự án cá nhân sao cho phù hợp với yêu cầu của công ty lớn như Grab. Cùng với đó, mình dành khoảng 6 tháng để ôn luyện các kỹ năng phỏng vấn. Thời gian này, mình tập trung vào hai mảng chính là thuật toán và system design.

Về thuật toán, thường xuyên luyện tập trên các nền tảng như LeetCode, HackerRank, … Bắt đầu từ các bài cơ bản rồi dần dần nâng cao, chủ yếu là các dạng bài thường xuất hiện trong phỏng vấn của những công ty lớn. 

Với system design, dành nhiều thời gian để đọc sách, xem các bài giảng và tìm hiểu những kiến trúc hệ thống thực tế mà mình có thể gặp phải khi phỏng vấn.

Vậy trong quá trình phỏng vấn, bạn đã trải qua những vòng thi nào? Vòng nào khiến bạn cảm thấy thử thách nhất?

Học viên Engineer Pro: Mình đã trải qua ba vòng phỏng vấn chính. 

  • Vòng đầu tiên là về thuật toán, được chia thành hai giai đoạn. Đầu tiên, interviewer sẽ hỏi vài câu khoảng 15 phút về dự án đã làm, dự án gì có thử thách gì hoặc là có công nghệ gì gần đây mà mình học và cảm thấy hay hoặc là cái gì gần đây mình làm mà cảm thấy hứng thú không? Tiếp theo là sẽ bắt đầu vào 2 bài code thuật toán trong vòng một giờ. Mỗi bài toán có độ khó vừa phải nhưng đòi hỏi phải làm thật nhanh và chính xác. Ban đầu cũng hơi căng thẳng, nhưng nhờ đã ôn luyện kỹ nên mình cũng vượt qua được.

  • Vòng hai là về system design, đây là vòng mình cảm thấy khó nhất. Họ đưa ra một case study thực tế và yêu cầu đưa ra cách xử lý cho các trường hợp đó. Ngoài ra, cần giải thích rõ ràng từng cách xử lý, cộng với việc hơi áp lực nên ở vòng này mình cảm thấy bị "đè nặng" bởi những câu hỏi chuyên sâu từ người phỏng vấn. Sau đó, interviewer sẽ có những câu hỏi bổ sung khác như database, networking, go, …

  • Cuối cùng là vòng phỏng vấn cùng Manager về văn hóa doanh nghiệp, vòng này thoải mái hơn rất nhiều. Họ chủ yếu hỏi về kinh nghiệm làm việc trước đây, cách xử lý các tình huống khi gặp vấn đề và xem xét sự phù hợp của mình với văn hóa công ty. Đây là một phần mà mình cảm thấy dễ chịu hơn, vì không cần quá tập trung vào chuyên môn.

Khi bước vào làm việc tại Grab, bạn cảm nhận môi trường làm việc thế nào? So với công ty trước, có điểm gì khác biệt không?

Học viên Engineer Pro: Grab có một môi trường làm việc mà mình rất thích. Đầu tiên, văn hóa ở đây rất cởi mở và thoải mái. Không có quá nhiều áp lực về deadline như ở công ty cũ. Mọi người tại Grab luôn sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau, bất kể bạn mới vào hay đã làm việc lâu. Điều này tạo ra một không khí làm việc dễ chịu, nơi có thể vừa học hỏi vừa phát triển mà không cảm thấy căng thẳng.

Một điều nữa mình đánh giá cao là Grab khuyến khích nhân viên dành thời gian nghiên cứu sâu về các công nghệ mới. Có thời gian tự do hơn để tìm hiểu thêm về những lĩnh vực mà mình quan tâm, điều mà ở công ty cũ không có cơ hội làm nhiều vì luôn phải chạy theo các deadline gấp gáp.

Trong quá trình phỏng vấn tại Grab, có tình huống nào khiến bạn cảm thấy ấn tượng hoặc khó quên không?

Học viên Engineer Pro: Có một khoảnh khắc khá thú vị mà mình nhớ mãi. Khi ở vòng thứ 2 Interviewer nhận ra mình đang căng thẳng nên anh có hỏi là “Bạn có cảm thấy áp lực không?”, thay vì trả lời nghiêm túc, mình đã đùa rằng "Em có thể ngồi phỏng vấn với anh đến tối luôn được tại vì có cơ hội đi phỏng vấn rồi nên là nếu anh có thời gian thì em có thể ngồi không đế tố cũng được". Điều này khiến không khí của buổi phỏng vấn trở nên thoải mái hơn và mình thấy các nhà tuyển dụng cũng cười vui vẻ. Đây là một cách tốt để phá vỡ sự căng thẳng trong phỏng vấn và giúp buổi trò chuyện trở nên dễ chịu hơn.

Vậy sau quá trình phỏng vấn đó, khoảng bao lâu bạn nhận được offer letter chính thức từ Grab?

Sau quá trình cân nhắc và deal lương qua lại giữa hai bên, khoảng 3 - 4 tuần mình đã nhận được offer letter chính thức cho vị trí ứng tuyển.

Bạn có thể chia sẻ lời khuyên nào cho những người đang chuẩn bị phỏng vấn, đặc biệt là những bạn chưa có nhiều kinh nghiệm?

Học viên Engineer Pro: Điều quan trọng nhất là sự tự tin. Khi đi phỏng vấn, rất dễ rơi vào trạng thái lo lắng, nhất là khi gặp những câu hỏi khó. Nhưng nếu bạn tự tin vào bản thân và kỹ năng, bạn sẽ thể hiện tốt hơn nhiều. Điều này không chỉ giúp bạn trả lời câu hỏi một cách lưu loát mà còn để lại ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng. Mình từng rất căng thẳng trong những buổi phỏng vấn trước đây, nhưng sau khi rèn luyện và tham gia nhiều buổi phỏng vấn thử, mình đã cải thiện được sự tự tin của bản thân.

Ngoài ra, mình muốn nói rằng bằng cấp tuy quan trọng, nhưng những kỹ năng thực tế mới là yếu tố quyết định. Khi vào làm việc, nhà tuyển dụng sẽ quan tâm nhiều hơn đến khả năng giải quyết vấn đề và kiến thức thực tiễn của bạn, hơn là chỉ nhìn vào tấm bằng. Vì vậy, hãy tập trung vào việc phát triển kỹ năng và xây dựng portfolio cá nhân với những dự án thực tế song song với việc học thêm các chứng chỉ liên quan để có cơ hội thăng tiến hơn trong tương lai.

Cảm ơn bạn rất nhiều vì những chia sẻ chân thành và hữu ích. Bạn có điều gì muốn nhắn gửi thêm về công việc hiện tại và tầm quan trọng của việc học hỏi ngoài giảng đường đại học không?

Học viên Engineer Pro: Mình muốn nhắn nhủ các bạn rằng học hỏi là quá trình không bao giờ dừng lại, kể cả khi đã tốt nghiệp. Những kiến thức học được từ công việc thực tế nhiều khi còn quan trọng hơn cả những gì học trên ghế nhà trường. Nếu có cơ hội, hãy tham gia các khóa học, workshop và tìm kiếm những dự án thực tế để làm giàu kinh nghiệm của mình. Đây là cách tốt nhất để tiến xa trong nghề nghiệp.

Engineer Pro cảm ơn bạn rất nhiều. Chúc bạn tiếp tục thành công tại Grab và đạt được nhiều thành tựu trong tương lai!

Bài viết cùng danh mục:

icon icon icon