“RÀO CẢN” NÀO KHI ĐẬU OFFER NHƯNG VẪN KHÔNG THỂ GIA NHẬP GRAB?

Trong hành trình sự nghiệp, có những khoảnh khắc tưởng như đã chạm tay vào cơ hội lớn nhưng rồi lại vuột mất vì những lý do không lường trước. Câu chuyện dưới đây là một ví dụ điển hình. 

Một bạn học viên của Engineer Pro – hiện đang làm việc tại NAB – đã vượt qua 3 vòng phỏng vấn đầy thử thách của Grab và nhận được cái gật đầu từ team tuyển dụng. Nhưng rồi, chỉ vì một chính sách nội bộ, cơ hội ấy bỗng chốc "tan biến".

Engineer Pro đã có buổi trò chuyện với bạn để hiểu rõ hơn về hành trình ứng tuyển ấy – từ lý do apply, quá trình ôn luyện, từng vòng phỏng vấn cho đến cảm xúc khi "đậu mà không được nhận". Một câu chuyện chân thực, nhiều cảm xúc và cũng đầy bài học dành cho những bạn đang chuẩn bị bước vào các kỳ phỏng vấn lớn.

Hãy cùng EP theo dõi câu chuyện của bạn học viên này nhé!

Chào bạn! Trước tiên, bạn có thể giới thiệu một chút về bản thân được không?

Mình đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM. Hiện tại mình đang là junior developer ở NAB (National Australia Bank). Mình bắt đầu làm từ chương trình internship, gọi là chương trình Cam, rồi sau đó được giữ lại làm chính thức. Tính đến tháng 6 này thì mình sẽ tròn 2 năm kinh nghiệm làm việc tại đây.

Gần đây mình được biết bạn đã apply và nhận được offer từ Grab. Trước khi nói sâu hơn về quá trình đó, bạn có thể chia sẻ bạn đã học những khóa nào tại Engineer Pro chưa?

Mình mới chỉ học khóa System Design 1 thôi. Nhưng sau này mình có dự định học thêm khóa System Design 2 và cả khóa Backend nữa. Hiện tại ở công ty thì mình làm fullstack nhưng mà thiên về frontend nhiều. Dạo gần đây mình cũng khá bận, vì phải học để lấy chứng chỉ AWS cho công ty, nên chưa theo học thêm được các lớp khác. Mình dự định sắp tới sẽ quay lại học tiếp.

Vậy điều gì khiến bạn lựa chọn theo học tại Engineer Pro?

Lúc trước mình hay lướt YouTube thì tình cờ thấy một video chia sẻ của anh Lâm về System Design. Mình xem thử thì thấy nội dung rất chất lượng, nhất là những buổi mock interview. Sau đó mình liên hệ với bạn bên admin để xin xem agenda của các khóa học thì thấy lộ trình rất rõ ràng, đặc biệt là phù hợp với những bạn như mình, không quá mới nhưng cũng chưa nhiều kinh nghiệm. Mình thấy cách thiết kế khóa học rất sát thực tế, nên quyết định đăng ký.

Sau khi học khóa System Design 1 thì bạn thấy kiến thức của mình thay đổi như thế nào?

Ở khóa System Design 1 này mình thấy được bổ sung khá nhiều góc nhìn mới. Tuy không trực tiếp áp dụng được vào phỏng vấn Grab – vì Grab không hỏi System Design cho level junior, nhưng mấy kiến thức trong khóa học giúp mình có tư duy tốt hơn, nhất là về cách đặt vấn đề, chia nhỏ bài toán, mindset giải quyết vấn đề trong những tình huống phức tạp.

Ngoài ra, mình rất thích những buổi chia sẻ của anh Chương, hiện đang làm ở Google. Anh chia sẻ không chỉ lý thuyết mà còn đưa ra nhiều tài liệu, kiến thức và công nghệ mới để mình có thể tự tìm hiểu thêm. Rất truyền cảm hứng.

Quay lại câu chuyện apply vào Grab, vì sao bạn lại quyết định nộp đơn vào công ty này?

Lý do apply vào Grab của mình cũng là tình cờ thôi ạ. Buổi tối mình hay lướt LinkedIn, thì thấy Grab đang tuyển vị trí phù hợp với mình. Mình đọc JD thấy cũng đúng với những gì mình đang làm ở NAB. Sau đó mình mới cập nhật lại CV, chỉnh sửa theo hướng nhấn mạnh vào các kỹ năng phù hợp, rồi nộp vào sáng hôm sau.

Bạn có thể chia sẻ chi tiết hơn về quá trình phỏng vấn tại Grab không?

Tại Grab, mình trải qua 3 vòng phỏng vấn:

  • Vòng 1 – HR: Khoảng vài ngày sau khi nộp thì HR liên hệ để sắp buổi phỏng vấn. Vòng này hỏi những câu rất cơ bản như kinh nghiệm làm việc, mong muốn khi vào Grab và trao đổi sơ bộ về benefit. 

  • Vòng 2 – Technical: Vòng này gồm 2 anh: một anh senior và một anh tech lead. Buổi này có 2 phần.

    • Phần 1 – Coding (30 phút): Đề bài là “Tính tổng của K phần tử lớn nhất”. Mới đầu đề không rõ ràng lắm, nhưng nhờ trước đó có xem nhiều video mock interview của Engineer Pro nên mình biết cách hỏi lại để làm rõ yêu cầu. Mình đánh giá đây là câu medium, giải bằng brute-force trước, rồi cải thiện bằng heap. Các anh còn hỏi thêm về tối ưu giải pháp nên mình cũng chia sẻ được nhiều góc nhìn.

    • Phần 2 – Debug React (30–60 phút): Họ đưa mình một bài calculator bị lỗi. Mình debug khoảng 2-3 phút là tìm ra bug, rồi giải thích chi tiết cách fix. Sau đó là một loạt câu hỏi về performance, UX/UI, và kiến thức về JavaScript – khá nhiều, vì vị trí này thiên về frontend.

    • Bonus: Cuối buổi, bất ngờ là anh interviewer hỏi về AI: “Cách bạn dùng ChatGPT để hỗ trợ viết code hiệu quả?”. Đây là lần đầu mình nhận được câu hỏi như vậy và thấy rất thú vị.

  • Vòng 3 – Engineering Manager: Vòng này không hỏi kỹ thuật mà tập trung vào soft-skill. Họ hỏi về các khó khăn trong công việc, cách mình giải quyết conflict với đồng nghiệp, định hướng nghề nghiệp 2–3 năm tới, và những kinh nghiệm trong các dự án ở NAB. Cũng có hỏi nếu được làm lại một dự án cũ, mình sẽ cải thiện gì.

Trong ba vòng đó, bạn thấy vòng nào là khó nhất?

Mỗi vòng có cái khó riêng, nhưng mình nghĩ vòng 2 là thử thách nhất vì phải chuẩn bị cả kiến thức code, frontend lẫn mindset giải quyết vấn đề. Mình đã phải xin nghỉ làm vài ngày để luyện tập Leetcode và ôn lại React. 

Còn vòng 3 thì khó ở chỗ phải hệ thống lại kinh nghiệm làm việc, trả lời sao cho vừa thật, vừa thể hiện được khả năng học hỏi và teamwork.

Vậy sau khi vượt qua ba vòng thì khi nào bạn nhận được offer?

Sau vòng cuối thì khoảng 1 tuần sau, HR báo mình đậu và được pick vào team. Nhưng lúc đó chưa offer liền mà còn đang làm việc với team về lương và quyền lợi. Tuy nhiên… Có một chuyện xảy ra rất bất ngờ. Vào thứ Hai tuần sau, HR báo là do chính sách mobility nội bộ, có một bạn internal từ team khác cũng apply vào đúng slot của mình. Và vì là internal, nên bạn đó được ưu tiên. Kết quả là mình mất suất, dù đã được chọn rồi.

HR có nói nếu sau này team mở lại slot tương tự thì mình có thể join thẳng mà không cần phỏng vấn lại. Còn nếu mở vị trí mới thì phải process lại từ đầu.

Khi nghe tin đó, bạn cảm thấy như thế nào?

Mình thật sự buồn và tiếc. Mình dành khá nhiều thời gian để ôn tập cho vòng phỏng vấn và Grab cũng là công ty mình rất thích từ hồi còn sinh viên. Mình hay đọc bài viết của các kỹ sư Grab, tìm hiểu công nghệ bên đó, nên khi biết bị hụt offer thì cũng hụt hẫng vài tuần.

Sau trải nghiệm đó, bạn có lời khuyên nào cho những bạn đang chuẩn bị phỏng vấn?

Mình nghĩ điều quan trọng là chuẩn bị càng kỹ càng tốt. Không chỉ về kiến thức mà còn về tư duy phỏng vấn. Ngoài ra, hãy biết rõ những gì mình đã làm ở công ty, có thể kể lại như một câu chuyện logic, có trước – sau rõ ràng. Và quan trọng nhất là… đừng nản. Dù kết quả không như mong đợi, nhưng quá trình ôn luyện và phỏng vấn là cơ hội rất tốt để phát triển kỹ năng.

Cảm ơn bạn đã chia sẻ rất chân thành và chi tiết. Dù kết quả chưa trọn vẹn, nhưng hành trình bạn đi qua rất đáng tự hào. Chúc bạn sớm có cơ hội khác phù hợp hơn – biết đâu lại là một vị trí cao hơn tại Grab trong tương lai!

Dù cuối cùng không thể gia nhập Grab như mong muốn, hành trình chinh phục từng vòng phỏng vấn đã mang lại cho bạn nhiều giá trị: sự trưởng thành, góc nhìn mới, và cả động lực để tiếp tục tiến về phía trước. Thực tế, trong ngành phần mềm, một cánh cửa đóng lại thường là dấu hiệu cho một cơ hội khác đang chờ – lớn hơn, phù hợp hơn.

Engineer Pro tin rằng với thái độ cầu tiến và tinh thần không bỏ cuộc, bạn sẽ sớm chạm tay vào những cơ hội xứng đáng hơn nữa. Và biết đâu, lần tới, bạn sẽ bước vào Grab – không phải với vai trò junior như lần này, mà là một vị trí cao hơn.

_________________________________

Engineer Pro là một trung tâm đào tạo các khóa học chuyên sâu dành cho các software engineer. Với 100% giảng viên đến từ các Big Tech như Google, Amazon, Shopee, TikTok, … Engineer Pro đảm bảo chất lượng giảng dạy và lộ trình học tập rõ ràng, từ cơ bản đến nâng cao, giúp học viên tự tin ứng tuyển vào các vị trí software engineer trong ngành công nghệ này. 

Thông tin liên hệ:

Bài viết cùng danh mục:

icon icon icon